Làm gì khi bị dị ứng với nhộng tằm

Làm gì khi bị dị ứng với nhộng tằm

Làm gì khi bị dị ứng với nhộng tằm

bột nhộng

Nhộng tằm sấy
Nhộng tằm đông lạnh

Làm gì khi bị dị ứng với nhộng tằm

Làm gì khi bị dị ứng với nhộng tằm

Đối tượng bị dị ứng

Bất kỳ ai cũng có thể gặp dị ứng khi ăn nhộng tằm, đặc biệt trẻ nhỏ, người cao tuổi với chức năng tiêu hóa chưa hoàn thiện hoặc hoạt động kém, người có cơ địa dễ dị ứng và người có tiền sử dị ứng với thực phẩm giàu protein (tôm, cá, hải sản,…).

Nguyên nhân gây dị ứng

Nguyên nhân gây dị ứng có thể là từ chất phụ gia bảo quản, tẩy màu trong quá trình sản xuất mà một số cơ sở có khả năng thêm vào hoặc khi dùng phải nguồn nhộng tằm bảo quản không được tốt, bị ôi hỏng biến chất. Ngoài nguyên nhân trên, dị ứng có thể trực tiếp phát sinh từ chính nhộng tằm, tương tự như khi dị ứng với tôm, cá hoặc các loại hải sản do đều giàu đạm.

Biểu hiện khi dị ứng

Biểu hiện dễ nhận biết nhất khi bị dị ứng là da mặt đỏ; cảm thấy ngứa ngáy, xuất hiện các nốt phát ban trên da; ngứa mũi, chảy mũi, nghẹt mũi, hắc hơi. Các triệu chứng nặng hơn có thể là sưng môi, lưỡi, ngứa rát bên trong miệng và cổ họng; tái phát các bệnh liên quan dị ứng đường hô hấp như hen suyễn; nô ói, đau quặn bụng, tiêu chảy; mệt mỏi, chóng mặt và có thể ngất xỉu. Một mức độ dị ứng cực kỳ nặng là sốc phản vệ cũng có khả năng xảy ra.

Cách xử lý khi gặp dị ứng

Ngừng ngay việc nạp nhộng tằm hay nguồn thức ăn gây dị ững và khẩn trương loại bỏ phần thức ăn gây dị ứng ra khỏi cơ thể băng cách gây nôn. Có thể dùng ngón tay hoặc muỗng nhỏ ấn vào cuống lưỡi để kích thích nôn tự nhiên.

Tạm thời ức chế phản ứng dị ứng, giúp tổng trạng cơ thể tỉnh táo hơn bằng cách uống Vitamin C.

Có thể làm giảm triệu chứng ngứa ngáy trên da bằng cách chườm lạnh, đắp lá nha đam hoặc kinh giới để vừa sát trùng, vừa làm mát vùng da dị ứng.

Nếu triệu chứng ngày một nặng hơn, khẩn trương đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc điều trị kịp thời đúng cách.

nhongtam.vn

×